Top công việc ngoài phòng LAB của sinh viên ngành công nghệ thực phẩm - ảnh 1

Nhắc đến Công nghệ Thực phẩm hẳn nhiên bạn nghĩ ngay đến… thức ăn và thực phẩm? Tuy nhiên, với ngành học này, bạn còn có thể trở thành một "nhà phát minh" của nhiều sản phẩm vừa khoa học, thơm ngon "miễn bàn". Ngành học còn ẩn chứa nhiều thú vị mà chỉ người trong cuộc mới có cơ hội khám phá và hiểu hết!

Loạt thực phẩm hấp dẫn từ phòng thí nghiệm

Hãy nói một chút về ngành Công nghệ Thực phẩm. Không đơn giản chỉ là chế biến, bảo quản, khi chọn ngành này, bạn sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về hóa sinh, vi sinh thực phẩm, dinh dưỡng, hóa học… và kiến thức chuyên sâu về nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, quy trình phân tích đánh giá chất lượng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm. Không thể không kể đến công nghệ chế biến đối với từng nhóm sản phẩm cụ thể như rau củ, thủy hải sản… cơ sở quan trọng để bạn “biến tấu” những sản phẩm riêng của mình.

Top công việc ngoài phòng LAB của sinh viên ngành công nghệ thực phẩm - ảnh 2

Giờ thực hành, nghiên cứu tại phòng thí nghiệm

Điểm cộng không thể bỏ qua của ngành chính là giờ thực hành thú vị. Với sinh viên (SV) Công nghệ Thực phẩm Trường ĐH Đông Á, giờ thực hành là “thiên đường” để thể hiện khả năng sáng tạo tại hệ thống phòng được đầu tư hiện đại gồm: phòng Phân tích Thực phẩm, Công nghệ Chế biến thực phẩm,... SV được “bay nhảy” trong vai trò của một kỹ sư phát triển sản phẩm.

SV còn thường xuyên “lăn lộn” ở các công ty hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm trong và ngoài nước: Nestle, Heineken, Yakult, Acecook, Kinh Đô, Vissan, Bibica, Kimberly, San Miguel, Dutch Lady... để làm quen với các quy trình sản xuất công nghiệp cũng như hiểu thêm về các công nghệ mới, nhu cầu tuyển dụng thực tế…

Học Công nghệ Thực phẩm để… “lấn sân” kinh doanh

Đối với một đất nước có hơn 90 triệu dân cùng tốc độ phát triển kinh tế ổn định, dễ hiểu là nhu cầu về thực phẩm luôn ở mức rất cao - đặc biệt là đối với các loại thực phẩm chế biến sẵn an toàn, tiện lợi. Vậy nên, không quá ngạc nhiên khi Công nghệ Thực phẩm đang là một trong ba ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực đến năm 2025. Chính vì vậy, những kỹ sư Công nghệ Thực phẩm giỏi nghề luôn được chào đón ở nhiều vị trí khác nhau, như kỹ sư thiết kế và điều hành dây chuyền sản xuất sản phẩm; chuyên viên điều phối và lên kế hoạch, chuyên viên nghiên cứu phát triển sản phẩm; chuyên viên phân tích, quản lý, đảm bảo chất lượng,...

Sản phẩm Công nghệ Thực phẩm tạo ra từ phòng lab, phòng R&D sẽ đến với người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng bá sản phẩm, truyền thông, kinh doanh. Do vậy, công việc lập chiến lược marketing, thúc đẩy doanh số bán hàng, khảo sát thị trường, tư vấn - chăm sóc khách hàng... sẽ còn gì tuyệt vời hơn khi được đảm nhiệm bởi chính người am hiểu sâu sắc sản phẩm của doanh nghiệp mình! Chính các bạn - những SV Công nghệ Thực phẩm được đào tạo bài bản, vững vàng chuyên môn cộng thêm chút tố chất kinh doanh sẽ là người “phát ngôn” lý tưởng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có.

SV Công nghệ Thực phẩm tự tin khởi nghiệp

Nếu nghĩ rằng chỉ có SV khối ngành Kinh tế mới dễ dàng khởi nghiệp thì e rằng bạn đã nhầm. Với khả năng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm giàu tính ứng dụng, SV ngành Công nghệ Thực phẩm hoàn toàn có thể khởi nghiệp theo cách của riêng mình.

Từ số nghệ được “giải cứu” tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, nhóm SV của ngành Công nghệ Thực phẩm đã bắt tay vào nghiên cứu sản phẩm tinh bột nghệ UDA và được đưa ra thị trường; nhóm SV khác thì nhận giải thưởng quốc gia cho đề tài nghiên cứu nuôi trồng rong nho biển (Caulerpa lentillifera) bằng phương pháp mới...

Top công việc ngoài phòng LAB của sinh viên ngành công nghệ thực phẩm - ảnh 3

Các sản phẩm khởi nghiệp được SV Công nghệ Thực phẩm ĐH Đông Á nghiên cứu phát triển

Khoa Thực phẩm - Trường Đại học Đông Á cũng đã nghiên cứu và thực hiện sản xuất thí điểm nấm linh chi Ganoderma lucidum trên nguyên liệu bã mía tại TP. Đà Nẵng. Sản phẩm nghiệm thu sau đề tài nghiên cứu đã được gửi đến Bộ Y tế - Viện Dược liệu Việt Nam để phân tích xét nghiệm và hàm lượng kháng ung thư terpenoid hoàn toàn giống nấm linh chi tự nhiên. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định rõ hiệu quả kinh tế của mô hình trồng nấm trên bã mía - mô hình đã tận dụng được nguồn phế liệu tại địa phương để tạo ra sản phẩm nấm có chất lượng và đảm bảo an toàn để phục vụ cộng đồng.

Thí sinh có thể xét tuyển đại học vào ngành Công nghệ Thực phẩm tại Trường ĐH Đông Á bằng điểm học bạ 3 học kỳ (từ 18 điểm); hoặc trung bình cộng cả năm lớp 12 trên 6 điểm; bên cạnh phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, đánh giá năng lực.

Độc giả liên hệ tại địa chỉ: 33 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hải Châu, Đà Nẵng.
Website: www.donga.edu.vn